THỦ TƯỚNG ĐỀ NGHỊ HÀ LAN GIÚP VIỆT NAM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS

Nhận lời mời của Thủ tướng Mark  Rutte , Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Vương Quốc Hà Lan từ 11-13/12/2022. Sáng 12/12, ngay sau Lễ đón trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Mark Rutte.

Triển khai hiệu quả EVFTA

Trong không khí cởi mở, chân thành, tin cậy và thẳng thắn, hai Thủ tướng đã trao đổi toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước, quan hệ song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Đặc biệt, nai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), cùng thúc đẩy để hai nước trở thành các trung tâm trung chuyển hàng hoá ở hai khu vực.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Hà Lan ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam xây dựng cảng biển, cảng hàng không và trung tâm đổi mới sáng tạo theo mô hình trung tâm Brainport; và đề xuất hai bên sớm ký hiệp định hợp tác lao động.

Thủ tướng Mark Rutte khẳng định Hiệp định EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước; nhấn mạnh các doanh nghiệp Hà Lan ngày càng quan tâm đến Việt Nam, nơi có ổn định chính trị và môi trường đầu tư – kinh doanh thuận lợi; đánh giá cao nỗ lực phát triển nghề cá bền vững của Việt Nam, ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh, làm sâu sắc hợp tác hai nước trong khuôn khổ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và Đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững. Hà Lan sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ và các khoản vay ưu đãi để giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững, hệ thống logistics, chuyển đổi xanh, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý nước, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Hà Lan hỗ trợ Việt Nam xây dựng một nền nông nghiệp hướng tới sinh thái, hiện đại, thông minh; Chính phủ Hà Lan hỗ trợ về tài chính, công nghệ đào tạo nguồn nhân lực trong khuôn khổ "Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng" (JETP) trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích, nhằm giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả và thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu; hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế tuần hoàn.

Thủ tướng Mark Rutte khẳng định sẽ thúc đẩy hợp tác trong phát triển năng lượng tái tạo, hỗ trợ Việt Nam về công nghệ khai thác cát ngoài khơi, chống sạt lở đất, sửa đổi Luật Tài nguyên nước ở Việt Nam; đồng thời, hoan nghênh đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc hai bên thành lập cơ chế hợp tác ba bên về nông nghiệp, an ninh lương thực, nhằm ứng phó với đứt gãy chuỗi cung ứng và đóng góp vào nỗ lực chung giải quyết vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.

Cảng biển, công nghệ đóng tàu, kết nối về logistics

Trong Hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan như cảng biển, công nghệ đóng tàu, kết nối về logistics, hạ tầng chiến lược.

Thực tế, thời gian qua nhiều doanh nghiệp của Hà Lan thuộc các lĩnh vực hàng không, cảng biển, đường thuỷ nội địa... đang mong muốn được kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, triển khai nhiều dự án tại Hải Phòng.

Tính đến hết tháng 10/2022, Hải Phòng có 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Lan với tổng vốn đầu tư gần 300 triệu USD. Các dự án tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực: đóng tàu, sản xuất các máy móc thiết bị ngành hàng hải, kinh doanh thương mại, nổi bật là Dự án nhà máy đóng tàu của Công ty TNHH Đóng tàu Damen Sông Cấm, dự án Automotive Việt Nam sản xuất phụ tùng, bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác…

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Hà Lan rất quan tâm tìm hiểu cơ hội hợp tác với cảng Hải Phòng, dự án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện và ngành đóng tàu Hải Phòng sau khi tái cơ cấu… Đây đều là những doanh nghiệp có tiềm lực và uy tín của ngành hàng hải và đóng tàu nổi tiếng của Hà Lan trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị điện, điện tử, thiết bị điều khiển tự động hóa, công nghệ hàng hải, công nghệ đóng tàu, tư vấn đầu tư vào Việt Nam, cung cấp thiết bị và dịch vụ hàng hải.

Những kết quả hợp tác về kinh tế giữa Hải Phòng với các doanh nghiệp của Hà Lan thời gian qua đáng khích lệ, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai bên. Trong khi đó Hà Lan là quốc gia có thế mạnh về các lĩnh vực cảng biển, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nước, thuỷ lợi. Đây cũng là những ngành, lĩnh vực mà Hải Phòng đang có nhiều tiềm năng, lợi thế.

Nhằm thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ phát triển cảng biển và logistics của Hải Phòng thông minh, bền vững hơn, tháng 11/2022 vừa qua, tại TP. Hải Phòng, bà Liesje Schreinemacher, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan sẽ có chuyến thăm chính thức Hải Phòng và tham dự Hội nghị bàn tròn về logistics và phát triển cảng biển.

Tại hội nghị về logistics và phát triển cảng biển sắp tới, sẽ có nhiều doanh nghiệp của Hà Lan thuộc các lĩnh vực hàng không, cảng biển, đường thuỷ nội địa... đã tham dự, với mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư, triển khai nhiều dự án sản xuất tại Hải Phòng.

Các doanh nghiệp Hà Lan đầu tư tại Hải Phòng cho biết sẽ không chỉ mang đến lợi ích về kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân nơi đây. Đồng thời mong muốn, trong thời gian tới, TP. Hải Phòng sẽ tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp Hà Lan được tìm hiểu và đầu tư tại Hải Phòng; đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải. Qua đó, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại giữa hai bên.

TIN TỨC LIÊN QUAN

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA TP HỒ CHÍ MINH TĂNG TRƯỞNG 10,2% SO CÙNG KỲ

Chiều 1/10, tại phiên họp về tình hình Kinh Tế - Xã Hội 9 tháng năm 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng ổn định. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu đang trong xu hướng hồi phục và có sự tăng trưởng.

Trong 8 tháng, Việt Nam thu về gần 4.000 tỷ đồng từ hoạt động xuất khẩu chè

Trong 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã thu về gần 4.000 tỷ đồng từ xuất khẩu chè, vượt xa thành tích của cả năm trước đó.

Cơ hội xuất khẩu chanh leo Việt Nam sang thị trường Úc

Australia đã đạt được bước tiến nữa cho ngành trồng trọt của nước này khi thông báo đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu quả mận sang Việt Nam trong thời gian tới, ngoài các hoạt động xuất khẩu quả đào và xuân đào hiện nay. Dự án này là một phần của thỏa thuận tiếp cận thị trường nông sản hai chiều nhằm cung cấp mận của Australia cho Việt Nam và chanh leo của Việt Nam cho Australia.

TIN TỨC LIÊN QUAN

GLOTRANS ĐÀ NẴNG VINH DỰ THAM GIA DIỄN ĐÀN KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐÀ NẴNG 2024

Ngày 14/11/2024, diễn đàn “Khu Thương Mại Tự Do Đà Nẵng – Động Lực Mới Phát Triển Ngành Logistics Thành Phố” đã diễn ra thành công, thu hút hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài nước về tham dự. Nằm trong hoạt động triển khai thực hiện Đề án “Phát triển dịch vụ logistics thành phố Đà Nẵng kết nối hiệu quả với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Hành lang kinh tế Đông – Tây giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Diễn đàn là cơ hội để thành phố trao đổi, thảo luận về các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể thúc đẩy phát triển ngành logistics; định hướng xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

GLOTRANS HCM THAM DỰ NGÀY HỘI VIỆC LÀM & KẾT NỐI DOANH NGHIỆP 2024 CỦA TRƯỜNG ĐH FPT CẦN THƠ

Sáng ngày 02/11/2024, nhận lời mời từ Ban Giám Hiệu Trường Đại học FPT Cần Thơ, Glotrans HCM đã đến giao lưu, kết nối với Ban Giám Hiệu nhà trường, cùng toàn thể các bạn sinh viên có mặt trong Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiêp 2024.

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Philippines lần đầu tiên kỳ vọng vượt mốc 8 tỉ USD

Ngày 29-10, theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Philippines (Bộ Công Thương), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong chín tháng đầu năm 2024 đã đạt gần 6,5 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.